8 sai lầm dùng điện đẩy cả gia đình rơi vào nguy hiểm
Cuộc sống hiện đại có nghĩa là chúng ta sử dụng ngày càng nhiều các thiết bị điện trong nhà. Ví dụ, chỉ 20 năm trước đây, trong nhà sang lắm mới có TV cùng đầu đĩa thì ngày nay nó có nhiều nhà sở hữu ít nhất hai TV, đầu DVD, đầu thu vệ tinh, máy chơi game, lò vi sóng và máy vi tính. Vì vậy, nguy cơ tai nạn điện trong nhà là cao hơn nhiều so với trước.
Ngày 25/6 vừa qua đã xảy ra một vụ tai nạn thương tâm do điện. Anh Trần Hoàng Hải, sinh viên năm 3- D46, Trường đại học Y-Dược Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) trong khi rút phích nước sôi bằng ấm siêu tốc tại một phòng trọ đã bị điện giật, tử vong tại chỗ. Tai nạn này lại một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự an toàn khi sử dụng điện trong gia đình.
1. Không sử dụng các thiết bị điện trong nhà tắm
Nước là chất dẫn điện hiệu quả nên nếu chúng tiếp xúc với nhau có thể gây chết người. Do đó, phòng tắm có thể là phòng nguy hiểm nhất trong nhà khi nói đến an toàn điện. Có những yêu cầu đặc biệt cho các thiết bị điện trong phòng tắm cần phải tuân thủ nhưng vẫn cần hạn chế sử dụng điện trong phòng tắm.
Ổ cắm không được phép ở trong phòng tắm, hoặc ít nhất chúng cách xa bồn tắm hoặc vòi hoa sen ít nhất 3-4 mét. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta có thể thoải mái sấy tóc hay sạc điện thoại trong nhà vệ sinh, đặc biệt nếu như bạn đang đi chân không, hoặc sàn nhà đang ướt.
2. Không dùng đồ điện khi tay ướt
Điện dẫn nước, thế nhưng nhiều người vẫn thoải mái dùng đồ điện - như máy sấy - khi tay ướt mà không để ý đến nguy cơ có thể xảy ra. Cơ thể con người có điện trở tương đối lớn nên nguy cơ bị giật điện sẽ thấp. Tuy nhiên, khi tay ướt thì nước là vật dẫn điện hoàn hảo gây sốc điện. Do vậy, tránh dùng máy sấy, dao cạo râu, và các thiết bị điện khác trong phòng tắm khi tay đang ướt.
3. Hạn chế sử dụng bóng đèn dây tóc
Bóng đèn dây tóc khi được đốt cháy giống như một ống chân không và thực sự nổ tung khi bị quá tải. Ngoài nguyên nhân chập điện, quá tải thông thường, khi bóng đèn quá nóng, một giọt nước rơi mặt thủy tinh cũng khiến bóng đèn vỡ tung. Tuy sức nổ không lớn nhưng những mảnh thủy tinh văng xa và mạnh có thể gây nên những tổn thương ngoài ý muốn. Ngoài ra, cũng giống như mọi thiết bị điện, nguy cơ giật khi thay bóng đèn cũng không phải là nhỏ. Do vậy, đừng bao giờ thay bóng đèn hoặc bật đèn khi tay ướt. .
4. Không sử dụng dây điện, ổ điện kém chất lượng
Thứ quan trọng nhất để đảm bảo an toàn điện trong nhà là chất lượng của dây điện. Bạn đừng bao giờ ham rẻ mà chọn mua loại dây rẻ tiền, kém chất lượng. Sử dụng một dây điện kém chất lượng có thể tăng nguy cơ rò điện, chập điện, gây đoản mạch. Cũng như vậy, các thiết bị điện kém chất lượng sẽ không đảm bảo an toàn, làm tăng nguy cơ tai nạn điện.
Dây điện bị hư hỏng, bị mòn, nứt hoặc bị ăn mòn có thể làm tăng nguy cơ tai nạn điện. Nếu có điều kiện, bạn cần thuê thợ để kiểm tra hệ thống dây điện thường xuyên để đảm bảo hệ thống dây an toàn. Nếu cần, nâng cấp và thay thế dây cũ và bị lỗi ngay lập tức.
5. Đổ nước vào đám cháy do điện
Có thể vô tình mà những tai nạn do chập điện gây cháy nổ xảy ra. Tuy nhiên, trong lúc cấp bách, nhiều người cuống quá hóa dại mà ngay lập tức khi thấy lửa là nghĩ đến nước. Dòng điện khi gặp nước sẽ càng mạnh lên, gây nổ, hoặc thậm chí theo dòng nước giật thẳng vào người
Những trường hợp như thế này chỉ được phép dùng bình cứu hoả. Trong trường hợp không có bình, hãy ngắt aptomat điện của cả nhà rồi gọi cứu hỏa ngay và luôn.
6. Không để ổ điện trong tầm với của trẻ
Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có xu hướng vô cùng tò mò và quan tâm khám phá thế giới của họ. Trong khi tốt nhất là giám sát trẻ ở độ tuổi này sít sao, cha mẹ và người lớn cũng cần có các biện pháp bổ sung để bảo vệ. Bất kỳ ổ cắm điện ở ngang chiều cao và trong tầm tay của bé cần được bảo vệ bằng bịt nhựa.
7. Không để dây điện lòng thòng
Dây điện cần được cố định cẩn thận để làm giảm nguy cơ vấp ngã hoặc tai nạn. Khi xây nhà mới, chủ nhà nên làm đường dây điện chạy âm tường. Dây điện lòng thòng khắp nhà không chỉ nguy hiểm cho mọi người trong gia đình mà còn mất mỹ quan, tạo cảm giác hỗn loạn. Trong phong thủy, đường dây điện dài với hình dạng ngoằn nghèo hay được coi là "rắn rết" mang tính Hỏa.
8. Không bọc dây điện sai cách
Nhiều người cho rằng chỉ cần bọc dây điện bằng băng dính cách điện là an toàn, nhưng việc cuốn dây quá nặng có thể khiến lõi dây không thể thoát nhiệt, gây quá tải nhiệt và chập điện. Hơn nữa, các loại dây điện chất lượng tốt vốn có vỏ cao su cách điện rất tốt, nên việc cuốn thêm băng dính cách điện là hoàn toàn không cần thiết.
Tương tự như vậy, chắc chắn rằng các mặt hàng như máy tính và TV có đủ không gian xung quanh chúng để thông gió, để ngăn chặn bị quá nhiệt.
- Hãng sản xuất thiết bị điện tốt nhất hiện nay ( 22.10.2019 )
- Những mẹo siêu tiết kiệm điện bạn không nên bỏ qua ( 10.04.2018 )
- Doanh nghiệp thiết bị điện: Chiến lược chiếm lĩnh sân nhà ( 10.04.2018 )